28 tháng 12, 2023

SUY NGHĨ BẰNG TRÁI TIM VÀ CẢM XÚC BẰNG LÝ TRÍ

 image.png

QUỐC GIA VIỆT NAM

ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA

VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC

LẤY LẠI ĐẤT TỔ - KHÔNG LÀM KHỔ DÂN

PO Box 2807, Anaheim, CA. 92814

 

BÀI HỌC LÀM NGƯỜI TỪ ĐỨC KIM THƯỢNG ĐÀO MINH QUÂN:

SUY NGHĨ BẰNG TRÁI TIM VÀ CẢM XÚC BẰNG LÝ TRÍ

Ngày 26.12.2023

 

    Trong những Thành Viên/Đồng Nhiệm có may mắn và vinh dự được trực tiếp nghe ĐỨC KIM THƯỢNG ban Huấn Từ, có nhiều vị như Trung Tướng Kim Lan, Đại Biểu Triệu Lệ Trinh, Thiếu Tướng Trần Lê Thương, Chuẩn Tướng Tammy Huỳnh... là nổi trội. Trong mùa Lễ Giáng Sinh năm nay, chúng tôi xin đưa ra một bài viết của Thiếu Tướng Trần Lê Thương với tựa đề: SUY NGHĨ BẰNG TRÁI TIM – CẢM XÚC BẰNG LÝ TRÍ” do ĐỨC KIM THƯỢNG huấn dạy và đã được BTLCLTQ điểm xuyết, để mọi người chiêm nghiệm và học hỏi:    

 

Một lần trong FCC, ĐỨC QUỐC CÔNG TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN đã dạy về cách suy nghĩ bằng con tim và cảm xúc bằng lý trí.

 

Như trong phần Xướng của Tuyên Ngôn Kỷ nguyên Tân Dân Chủ có câu trích từ Văn Hiến Việt Nam, viết rằng:

 

“Thất từng thiết thành tư tâm giả

Tư tâm sở cách, suy tư phi chính”

 

    Bảy tầng bao quanh bằng sắt là chỉ về Tâm Tánh. Nếu tâm đã bị ngăn cách, tánh không chân thật, thì suy tư cũng thiên kiến, không đi vào chính lộ được. Nếu linh thức mà bị bao phủ bởi bảy tầng tư dục (Hỉ, Nộ, Ai, Lạc, Ái, Ố, Dục - mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, ham muốn) thì không làm sao thấy được Đạo. Nếu tâm tư vẩn đục bởi thất tình là tư kiến, tư duy của cá nhân, thì không thật. Nếu tư duy bị vướng thất tình, thì không thể NGAY CHÍNH được.

 

    Thói thường con người chúng ta hay suy nghĩ bằng đầu óc và cảm xúc bằng trái tim. Rồi chúng ta cho đó chính là mình, sinh ra cao ngạo, tự ái hay tự ti. Và chúng ta nhìn người khác cũng theo cách họ sống như vậy. Con người cứ theo lối mòn đó mà đi, quanh đi quẩn lại cũng ở trong vòng tư dục thất tình, rồi đấu đá hơn thua nhau, hay thậm chí chém giết nhau, rồi chung cuộc vẫn ở trong cái thành trì bằng sắt đó mà không làm sao thoát ra được.

 

    Nếu chúng ta đang đi theo hướng Bắc để tìm về NGÔI NHÀ PHÚC LẠC, mà qua bao thời gian, bao nhiêu người đã nối đuôi nhau, như lối mòn quen thuộc của hướng đi, mà không tìm được CHÂN HẠNH PHÚC, không nhận ra mình vẫn bị lẩn quẩn đâu đó trong mê cung. Thì sao chúng ta không thử làm ngược lại, quay về hướng nam?

 

    ĐỨC QUỐC CÔNG ĐÀO MINH QUÂN, TỔNG THỐNG thứ Ba của VNCH, truyền nhân của Triết gia Lương Kim Định, người đưa ra Chủ thuyết TÂN NHÂN CHỦ và Tuyên bố Kỷ nguyên TÂN DÂN CHỦ cho nhân loại vào ngày 27.7.1987đã đề cập đến vấn đề cốt lõi này của con người trong Bản Tuyên Ngôn Kỷ Nguyên Tân Dân Chủ. Gần đây, trong một buổi họp thân tình với giới tướng lãnh của CPQGVNLT - VNCHĐT, Ngài đã ban tặng chúng tôi một bài học đầy minh triết, giải đáp đầy đủ cho vấn đề mà chúng tôi vừa đề cập. Đó là: HÃY SUY NGHĨ BẰNG TRÁI TIM VÀ CẢM XÚC BẰNG LÝ TRÍ.

 

SUY NGHĨ BẰNG TRÁI TIM

 

    Con người là một tiểu vũ trụ. Trái tim, hay TÂM, là trung tâm của tiểu vũ trụ mang hình dáng con người. Nó điều khiển mọi sự sống cho tiểu vũ trụ đó. Nếu trái tim chết đi, tiểu vũ trụ đó không còn. Trái tim, không chỉ là một khối thịt đập nhịp đều đặn để mang đến sự tuần hoàn cho dòng máu luân lưu. Nó còn điều khiển mọi hoạt động của các cơ quan khác để cơ thể tồn tại. Nó hiểu sự vận hành của chính nó. Khi gặp phải tình huống gây sốc, có phải chúng ta hay nói “đứng tim” không? Đúng vậy, con tim có lý lẽ của nó, mà chúng ta biết đến là sự yêu thương, sự thấu hiểu, sự cảm thông cho nhau giữa người với người và giữa người với tạo vật. ĐÓ LÀ LÝ LẼ CỦA CON TIM, mà nhiều khi trái ngược với lý trí.

 

    Những người nghĩ bằng đầu óc chỉ thấy sự rạch ròi đúng sai, qua cái nhìn trước mắt, rồi hành xử theo cách đó, theo lối mòn của nhân gian rồi cho rằng mình đúng. Họ quên rằng trái tim có lý lẽ công chính hơn. Nó chỉ ra những sự thật đằng sau bức tường mà chúng ta không nhìn thấy, nó nghe được tiếng nói mà chưa hề phát ra từ người khác, nó hiểu được trái tim của người khác đang muốn nói điều gì, và nó kêu gọi chúng ta hành xử không chỉ vì mình, mà CÒN PHẢI VÌ NGƯỜI KHÁC, vì cộng đồng, vì nhân gian mà chúng ta đang góp mặt, với một tần số dung hòa giữa các đối tượng trong những tình huống có liên hệ mật thiết với nhau để tránh độc tài và không còn ai là nô lệ.

 

    Lấy thí dụ, trên chiến trường ác liệt, hai bên binh lính đều được lệnh tiến lên, nã đạn vào đối phương để giành chiến thắng. Cuộc hành quân càn qua một vùng đồi núi, phía địch quân bỏ lại đằng sau một người lính bị thương nặng đang nằm trong cái hố cá nhân. Người lính địch quân ấy chỉ là một cậu bé độ chừng 13-14 tuổi. Vị chỉ huy đơn vị tác chiến của phía bên này dẫn quân tràn tới, là người đầu tiên nhìn thấy cậu lính giặc bị thương đó. Nếu suy nghĩ bằng đầu óc, vị chỉ huy sẽ không chần chừ mà tặng ngay một phát đạn kết liễu kẻ địch. Nhưng ông không làm vậy. Ông nghe tiếng kêu cứu từ sâu thẳm trong tim cậu bé mà không phát ra thành lời, mà chỉ qua hình ảnh một thân thể yếu ớt đầy máu và đôi mắt tuyệt vọng của cậu. Ông đã tiến đến gần hố cá nhân của cậu bé, cúi mình xuốngđưa tay ra để đỡ cậu bé dậy.

 

    Có bao nhiêu người hành xử giống như vị chỉ huy tác chiến ấy? Chúng tôi cho rằng có, nhưng không nhiều. Trong cuộc đời chúng ta, may mắn có thể gặp và đếm chưa đủ một bàn tay. Có phải vậy không? Nếu ai gặp được nhiều hơn con số 10, tôi cho rằng quý vị quá may mắn, đời quý vị có quá nhiều ơn phước nên Thượng Đế, đã xui quý vị gặp nhiều hiền nhân. Họ là những hiền nhân, những người hữu thần. Họ tin Thượng Đế trên cao đang theo dõi và ban phước cho họ. Có người tin rằng Thượng Đế bên trong TÂM TÁNH đang điều hành tất cả mọi suy nghĩ, hành động và lời nói của họ. Nên họ luôn cao thượng trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động, nhân danh Thượng Đế. Và họ đã sống như vậy với một bản năng thiện lành không cần tính toán thiệt hơn. Đó là cách họ SUY NGHĨ BẰNG TRÁI TIM. Làm như vậy, họ có thể nhận lấy thiệt thòi về phần mình, bị gạt gẫm, bị lừa dối, bị hại, thậm chí bị chết oan uổng…

 

    Cũng như vị chỉ huy trong câu chuyện chúng tôi đang kể. Khi ông cúi người xuống với ý định đỡ người lính giặc non trẻ dậy, thì bất ngờ cậu ta chồm lên, dùng hết sức chém một mã tấu vào đầu ông. Cũng may, trên đầu ông đội một chiếc nón sắt có hai lớp. Khi ông cúi xuống, lớp ngoài của nón sắt rơi ra, nhưng còn lại lớp nhựa bên trong, đã đỡ một phần khi nhát chém vung vào đầu ông. Nhờ đó, nhát chém không quá sâu, ông bị thương nhẹ, máu ra nhiều khiến ông loạng choạng, và các thuộc cấp đến kịp đỡ lấy ông, đồng thời bắt giữ cậu lính giặc.

 

    Vị chỉ huy ấy chính là ĐỨC QUỐC CÔNG TỔNG THỐNG của chúng ta, khi Ngài còn là Thiếu Úy QLVNCH, đang dẫn biệt đội của mình hành quân từ Cổ Thành Quảng Trị đến Bích La Thôn vào mùa hè đỏ lửa 1972. Các thuộc cấp của Ngài lúc đó đã định bắn cậu lính Việt cộng, nhưng dù Ngài đang loạng choạng vì bị thương vào đầu, vẫn kịp khoát tay ra lệnh không được bắn mà phải đưa cậu ta đi điều trị.

 

    Hành động đó là lý lẽ của con tim, chính là lý lẽ của sự công chính tột cùng, là Thượng Đế. Không còn có cái gì là anh, cái gì là tôi ở đây nữa. Không có kiểu “Kẻ thù thì tàn sát, mà phe mình thì bao che” hay là “Tôi không có trách nhiệm phải lo cho anh khi tôi và anh đều có chức phận như nhau” hay Tôi và anh đang đối đầu”. Không, không, không! Chúng ta không có gì cả nếu chúng ta không được Thượng Đế ban cho ân điển, ngay cả mạng sống này. Đó là cách nghĩ của người hữu thần.

 

CẢM XÚC BẰNG LÝ TRÍ

 

    Tuy nhiên, để tránh những kết quả xấu không đáng có, hay sự mất quân bình trong cuộc sống, mà nhiều khi những người hữu thần gặp phải, hay bị kẻ gian ngoa lường gạt, thì lời khuyên THỨ HAI mà NGÀI ĐỨC QUỐC CÔNG đã ban cho chúng ta là hãy tập kiểm soát cảm xúc bằng lý trí. Ngài chỉ rõ cho chúng tôi thấy qua kinh nghiệm của Ngài trong lần chạm trán địch quân khiến Ngài bị thương trong câu chuyện chúng tôi kể, rằng nếu Ngài dùng lý trí để kiểm soát cảm xúc của Ngài vào lúc đó thì Ngài vẫn có thể cứu được cậu bé mà không bị thương.

 

    Trên chiến trường, trong mắt Ngài, đó là cậu bé Việt Nam đang bị thương cần cấp cứu. Còn trong mắt cậu bé ấy, Ngài là “kẻ thù phải chết”. Cậu còn nhỏ, mới vừa biết chút chút việc đời, đã phải vào quân đội của Việt cộng, không được dạy gì ngoài lòng căm thù và quyết tâm giết những người mang “màu áo kẻ thù”: Màu áo của QLVNCH, của quân đội Hoa Kỳ và đồng minh. Khi thấy một người lính không cùng chiến tuyến tiến lại gần, ý nghĩ đầu tiên và kiên quyết của cậu là dù chết cũng phải giết ông ta. Nếu Ngài kềm chế được cảm xúc, nghĩ đến điều đó, thì việc trước tiên Ngài sẽ làm là bắt giữ cậu ta. Ngài có thừa kỹ năng tác chiến để bắt cậu ta. Hay Ngài chỉ cần ra lệnh cho thuộc cấp bắt giữ cậu ta trước, rồi sau đó mới lo cứu cậu ta.

 

    Ngài nói: Trí óc làm chủ sẽ không làm chúng ta thiệt thòi gì cả, nhưng có thể khiến chúng ta trở nên ích kỷ. Con tim làm chủ thì chúng ta rất đại lượng, rất gần Thượng Đế nhưng lại khiến chúng ta gặp nhiều thiệt thòi. Vậy hãy để con tim làm chủ, nhưng hãy chậm rãi, luôn tập bình tĩnh trong lòng, điềm tĩnh trên nét mặt, và trầm tĩnh trong tư duy và cảm xúc rồi mới phát ra lời hay hành động, thì trước mọi tình huống, chúng ta sẽ ứng xử tốt hơn. Nếu chúng ta chỉ thiên về cảm xúc bằng con tim, sẽ phải đắng cay như Đệ I và Đệ II VNCH trước kẻ thù gian ngoa, ác độc CS.

 

    Khi có hành động giúp người mà bị người đó cố ý chém một nhát vào đầu, máu chảy nhiều, đau đớn và choáng váng, có ai còn giữ được điềm tĩnh trên nét mặt, bình tĩnh trong hành động và trầm tĩnh trong tư duy cảm xúc để không đưa ra một hành động phản kháng không? Ngoài những bài học về CHÚA, PHẬT và các vị ĐẠI MINH SƯ, ĐẠI BỒ TÁT, thì chúng tôi thật chỉ biết có Ngài ĐỨC QUỐC CÔNG hành xử như vậy. Nếu chúng ta học theo CHÚA, PHẬT, các Vị ĐẠI MINH SƯ, BỒ TÁT, muốn học theo ĐỨC QUỐC CÔNG, thì đó là cách chúng ta có thể áp dụng. Suy nghĩ bằng trái tim không dễ cho một số người, nhưng cảm xúc bằng lý trí, lại vô cùng khó cho những người đã biết cách suy nghĩ bằng trái tim. Đó có thể nói là một đẳng cấp cao hơn của tình thương – chẳng những thương người mà còn phải thương mình, và thương yêu một cách có trí huệ chứ không phải thương yêu mù quáng. ĐÓ LÀ NGƯỜI CỦA ĐÀO MINH QUÂN.

 

    ĐỨC QUỐC CÔNG thường dạy: “TRONG ĐỊCH CÓ TA, TRONG TA CÓ ĐỊCH”. Đó không chỉ là khẩu hiệu dùng cho chiến tranh chính trị, mà còn dùng cho chúng ta khi đứng giữa chiến địa tâm linh, một bên chánh đạo, một bên tà đạo, làm sao để nhận ra lẽ chánh, hay đi theo đường chánh và trở thành người công chánh. Người hữu thần dựa trên bản năng thiện lành của Thượng Đế Tánh, thiện lành bên trong điều khiển mọi suy nghĩ, lời nói và hành động, đôi khi không tránh khỏi gặp rủi ro họa nạn, nhưng họ vẫn bình tâm đối mặt và Thượng Đế sẽ cứu họ. Vì họ tin có Thượng Đế, họ đã làm hết khả năng của mình, Thượng Đế sẽ làm phần còn lại cho họ. Như trong câu chuyện, dù ĐỨC QUỐC CÔNG có để cảm xúc lấn át trong một tích tắc, khiến Ngài bị rủi ro, nhưng Thượng Đế cũng an bài, chiếc nón sắt của Ngài rơi xuống nhưng vẫn còn lớp nhựa bên trong để bảo hộ Ngài. Thậm chí nếu không có lớp nhựa đó, chúng tôi tin rằng Thượng Đế cũng đỡ lấy nhát chém đó cho Ngài, như đã có nhiều tình huống tương tự như vậy xảy ra, Thượng Đế đã cứu Ngài trong gang tấc. Chính niềm tin vào Thượng Đế đó đã nhiều lần cứu sống Ngài.

 

    Chúng ta mang thân xác con người. Cả trái tim và bộ não cũng phải nhờ vật chất mà thành hình. Cấu tạo thân thể chúng ta từ cấu trúc vật chất: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, phong và từ trường, nên chúng ta bị nhốt trong bảy tầng thiết thành tư dục. Bài học làm người mà Ngài ĐỨC QUỐC CÔNG vừa truyền dạy: SUY NGHĨ BẰNG TRÁI TIM VÀ CẢM XÚC BẰNG LÝ TRÍ. Ngài gọi là bài học rất nhỏ, nhưng đó là bài học căn bản nhất, cũng là bài học quan trọng, thử thách nhất cho chúng ta luyện tập làu thông, thành tựu trở thành những ĐÀO MINH QUÂN chân chính, điều hành xã hội trong thời Thượng Ngươn Thánh Đức. Chúng tôi cho rằng đó là trọng tâm của chủ thuyết TÂN NHÂN CHỦ.

 

Trong Bức Tâm Thư, ĐỨC QUỐC CÔNG có dạy rằng:

 

    Cuộc sống luôn có luật nhân quả. Sẽ luôn công bằng, có trước, có sau với tất cả mọi người. Chính chúng ta mới làm chủ chính mình. Chính chúng ta mới hiểu được mình là ai. Điều gì có thể làm được thì nên làm, không cần bi quan, vì chẳng giúp được gì thêm. Hãy lạc quan và tự tin. Chúng ta là những người hữu thần, hãy nhớ cầu nguyện và tin vào sự nhiệm mầu. Điều kỳ diệu của sức mạnh tâm linh hướng thượng sẽ đến với những ai thành khẩn”.

 

Xin trân trọng và thành khẩn cám ơn lời dặn dò, giáo huấn của vị Minh Sư.

 

TRẦN LÊ THƯƠNG


--
Cám ơn qúi vị và các bạn đã liên lạc gửi ý kiến đến BTLCLTQ. Từ nay qúy vị và các bạn KHÔNG CẦN tham gia Trưng Cầu Dân Ý bằng đường link tcdy.us và ttps://www.cpqgvnlttcdy.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét